GMP(Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng đồng điều, ổn định, đạt đủ tiêu chuẩn đã đăng ký và đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh trong sản xuất.
GMP, một phần cơ quan trong hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, là điều kiền cần có để phát triển hệ thống HACCP và các tiêu chuẩn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm khác.
GMP mang lại lợi ích gì
Phương thức quản lý chất lượng
- Khoa học
- Hệ thống và đầy đủ
- Giảm các sự cố, rủi do trong sản xuất và kinh doanh
GMP đưa ra các yêu cầu về quản lý thực hành sản xuất như sau
- Về nhân sự: xây dựng chuẩn mực các vị trí làm việc để tuyển dụng phù
hợp về trình độ, năng lực, xây dựng quy định về kiểm tra sức khỏe (thể lực, trí lực và
bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân sản xuất trực tiếp. Xây
dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân. - Về thiết kế, xây dựng, lắp đặt nhà, xưởng và thiết bị chế biến: phải có
quy định về vị trí đặt nhà máy, thiết kế, loại nguyên vật liệu để xây dựng nhà xưởng,
thiết bị phù hợp. - Về kiểm soát vệ sinh nhà xưởng, môi trường: xây dựng các quy định về xử lý nước dùng để sản xuất, xử lý nước thải, xử lý sản phẩm phụ và rác thải, bảo quản
hoá chất gây nguy hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và nhà xưởng. - Về kiểm soát quá trình chế biến: cần xây dựng các quy định về phương
pháp chế biến, thủ tục, hướng dẫn công việc cụ thể và các tiêu chuẩn về nguyên liệu,
sản phẩm, công thức pha chế và các biện pháp kiểm tra, giám sát. - Về kiểm soát quá trình bảo quản và phân phối sản phẩm: Cần đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh, không thay đổi chất lượng. . . và không nhầm lẫn sản phẩm, vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi.
GMP kiểm xoát những phạm vi và đối tượng nào?
- Nhân sự, Nhà xưởng, Thiết bị.
- Vệ sinh sản xuất, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
- Quá trình sản xuất: thao tác của công nhân, thực hiện các yêu cầu về nguyên vật liệu, về tiêu chuẩn sản phẩm, công thức pha chế, về điều kiện vật chất của sản xuất, đánh giá việc cung ứng của nhà cung cấp nguyên vật liệu,
- Chất lượng sản phẩm: thử nghiệm mẫu.
- Kiểm tra: nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, thao tác của công nhân, đánh giá nhà cung ứng, vệ sinh.
- Xử lý sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng,
- Tài liệu, hồ sơ thực hiện …
Quy trình triển khai GMP
- Tập hợp các tài liệu cần thiết.
- Xác định phạm vi áp dụng GMP.
- Lập kế hoạch tiến độ và phân công cá nhân phụ trách.
- Thiết lập các thủ tục, quy định, tiêu chuẩn cho từng công đoạn.
- Huấn luyện công nhân.
- Áp dụng thử, thẩm tra.
- Chỉnh sửa thiết bị, nhà xưởng, huấn luyện công nhân nếu có sự chưa phù hợp.
- Phê duyệt áp dụng chính thức.
- Giám sát việc thực hiện: đánh giá hiệu quả, cải tiến.
Nguyên tắc thực hiện
- Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
- Nguyên tắc 2: Vai trò của Lãnh đạo
- Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
- Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
- Nguyên tắc 5: Phương pháp hệ thống
- Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
- Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện
- Nguyên tắc 8: Hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng
Thông tin bên trên là tất cả những gì về GMP(Good Manufacturing Practice) mà doanh nghiệp cần biết
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào muốn được chuyên gia an toàn thực phẩm tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với FOSI qua số điện thoại hotline ngay.
Mr Hải: 0909 898 783 - [email protected] hoặc Ms Nguyệt: (028) 6682 7330 - 0909 228 783
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Website: ifoodvietnam.com | Email: [email protected] |