Bếp ăn tập thể không còn xa lạ với mỗi chúng ta, ngày nay với nhu cầu ăn uống tăng cao nên rất nhiều cơ sở chế biến, phục vụ ăn uống tập thể xuất hiện rất nhiều.
Rất nhiều cơ sở có bếp ăn tập thể như nhà hàng, khách sạn, xí nghiệp, trường học,… nhưng quen thuộc nhất là những quán cơm ăn tập thể. Những địa điểm này thường có quy mô cho 20 người trở lên nên để đảm bảo sức khỏe cho người dùng là điều cấp thiết không thể buông lỏng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm ở những cơ sở này.
Để ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản quy định các yêu cầu cụ thể điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể như sau.
Căn cứ vào
- Nghị Đinh 15/2018/NĐ-CP
- Quyết định 14/2014/QĐ-UBND
- Luật 55/2010/QH12
Quy định về việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh ăn uống.
Theo như quy định thì những cơ sở chế biến, cung cấp đồ ăn, đồ uống tại địa điểm cố định như nhà hàng, khách sạn, xí nghiệp, trường học,… bếp ăn tập thể có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm thì mới cần xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm từ Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Thành Phố.
Mục đính ban hành quy định này là để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng việc quản lý và hạn chế các mối nguy hại khi chế biến thực phẩm giúp đảm bảo chất lượng phục vụ và sức khỏe cho tập thể ăn uống không có ngộ độc xảy ra. Do đó tất cả cơ sở có bếp ăn tập thể phải tuân thủ đúng các quy định về luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Cơ quan chức năng sẽ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu cơ sở đảm bảo được các tiêu chí Nhà nước ban hành.
Doanh nghiệp không có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ra sao
Dựa theo điều 6 Luật 55/2010/QH12
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định cụ thể về hành vi, hình thức và mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm quy định tại Điều này.
Yêu cầu cơ bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể
- Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
- Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
- Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
- Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
- Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
- Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
- Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn: Có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện kiểm thực 3 bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
- Nhân viên phục vụ: khám sức khỏe, cấy phân định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần; có giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về VSATTP và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
IFOOD GIÚP BẠN TƯ VẤN KINH DOANH, XIN GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO BẾP ĂN TẬP THỂ
Hồ sơ đầy đủ để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh(giấy phép kinh doanh) có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (Bản sao có xác nhận của chủ cơ sở).
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng khu vực xung quanh.
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm (hoặc quy trình bảo quản, phân phối).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.
- Giấy xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quy trình IFOOD thực hiện để xin giấy phép
1. Tiếp nhận tài liệu, thông tin và nhu cầu của khách hàng: Giấy phép kinh doanh, nghành nghề, địa điểm, nhân sự, cơ sở vật chất…
2. Tư vấn miễn phí và toàn diện các vấn đề pháp lý, các điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và quy trình xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP
3. Khảo sát cơ sở, tư vấn và cùng doanh nghiệp khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: Sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thống gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi…
4. Cung cấp và hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khoẻ nhân viên…
5. Sắp xếp lớp học tập huấn kiến thức ATTP và cấp chứng chỉ và Tư vấn, hướng dẫn việc khám sức khỏe (khi doanh nghiệp chưa có)
6. Xây dựng và nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP tại cơ quan quản lý, đóng phí tại cơ quan quản lý
7. Tiếp đoàn thẩm định cơ sở cùng người quản lý ATTP của Công ty.
8. Ra giấy và nhận giấy chứng nhận ATTP gửi cho khách hàng.
Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc sản xuất chế biến thực phẩm(sao y 02 bản)
- Thẻ tập huấn và thẻ khám sức khỏe của chủ doanh nghiệp, quản lý và nhân viên. Nếu chưa có thẻ hoặc hết hạn FOSI sẽ tổ chức lớp tập huấn và cấp thẻ.
Chúng tôi cam kết bảo mật mọi thông tin mà khách hàng cung cấp
Thời gian và quy trình
- Từ 01- 05 ngày FOSI tiếp nhận thông tin, tư vấn về điều kiện cơ sở…, soạn hồ sơ gửi doanh nghiệp ký, nộp cơ quan chức năng và đóng toàn bộ chi phí nhà nước.
- Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (FOSI tiếp đoàn cùng doanh nghiệp).
- Sau 10 -15 ngày đoàn thẩm định xuống thẩm định tại cơ sở và có biên bản đạt (FOSI tiếp đoàn cùng doanh nghiệp).
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho bếp ăn tập thể là 3 năm.
Mọi thắc mắc và khó khăn trong quá trình xin giấy xác nhận quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline để được tư vấn
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Website: ifoodvietnam.com | Email: [email protected] |