Theo tình hình phát triển đất nước một cách chóng mặt đã kéo theo rất nhiều vấn để nhức nhối tạm thời chưa giải quyết triệt để được, chẳng hạn như vệ sinh an toàn thực phẩm là tình trạng đáng báo động gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân Việt Nam chúng ta rất lớn.
Tại sao lại như vậy? Bởi vì kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng ta đang rất kém, không được nâng cao và trên hết nhà nước chưa xiết chặt được vấn đề này mà cần phải nhờ vào sự hợp tác rất lớn từ ý thức tự giác của người dân.
Vì vậy, thông qua bài viết này chúng tôi muốn cung cấp thêm cho các bạn đọc giả nhiều kiến thức hơn để cùng nhau chung tay xây đắp một tương lai tươi sáng hơn với sức khỏe vàng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn được chúng ta gọi là an toàn thực phẩm nếu hiểu theo nghĩa hẹp được ví như một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng nhiều phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm kém chất lượng gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện sạch sẽ, đúng chuẩn an toàn để tránh các nguy cơ ảnh hưởng nguy trọng đến sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.
Còn nếu phân tích theo nghĩa rộng thì vệ sinh an toàn thực phẩm, là toàn bộ những vấn đề cần được xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Tình hình an toàn thực phẩm ở trên thế giới nói chúng, Việt Nam nói riêng đang tạo ra sự lo lắng rất lớn trong lòng người dân. Thực sự, gần đây đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ sử dụng hóa cấm chất trong nuôi trồng, chế biến nông thủy sản, thực phẩm,… đang gây ảnh hưởng xuất đến xuất khẩu và tiêu dùng.
Đặc biệt, ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn, tiệc tùng,… đã réo lên hồi chuông cảnh báo nghiêm trọng đến toàn thể cộng đồng.
Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam
Theo thống kê của của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009 đã có 1.058 vụ NĐTP, trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị NĐTP là 5.302 người/năm, số người chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị NĐTP cấp tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm. Năm 2009 có 152 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.212 người mắc và 31 người tử vong. So sánh với năm 2008, số vụ ngộ độc/năm 2009 giảm 53 vụ (25,9%); số người mắc giảm 2.616 người (33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vong giảm 26 trường hợp ( 42,6%) . Về nguyên nhân NĐTP, 29,6% số vụ do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm có sẵn độc tố tự nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân.
Riêng trong năm 2010 (tính đến 20/12/2010), cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong. So sánh với số liệu trung bình/năm của giai đoạn 2006-2009, số vụ NĐTP giảm 9,1%, số mắc giảm 17,6% và số người tử vong giảm 19,2%. Đáng chú ý là trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn phải nấm (23,8%). Ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%).
Tiến bộ đáng kể trong quản lý ngộ độc thực phẩm trong năm 2009-2010 là hệ thống thông tin ghi nhận ngộ độc thực phẩm đã thực hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời và các doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc tập thể được nhắc nhở, theo dõi, có cam kết và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, cải thiện điều kiện ATTP đối với cơ sở nấu nướng và quy trình chế biến thức ăn. Đã thiết lập được mạng lưới cảnh bảo nhanh có liên hệ chặt chẽ với WHO, FAO, EU và các nước trên Thế giới; bước đầu xây dựng hệ thống phân tích nguy cơ phục vụ quản lý.
Bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm không bảo đảm ATTP. Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm…
Mặc dù đã có quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm ATTP, quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm nhưng việc tuân thủ các quy định này còn chưa nghiêm túc. Ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng còn chưa cao. Còn thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc khắc phục, xử lý hậu quả ngộ độc thực phẩm tập thể và truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể gây ra ngộ độc thực phẩm.
Nguyên nhân gây ra
– Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là một nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể;
Các hoá chất không được phép sử dụng nhưng vẫn được người sản xuất, kinh doanh sử dụng trong chăn nuôi, bảo quản, chế biến thực phẩm như: formol, hàn the, màu công nghiệp đặc biệt phẩm Sudan,
Các hoá chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng cho phép như: Các chất tạo ngọt tổng hợp, chất bảo quản chống mốc, chất chống oxy hoá
Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.
Chât độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh , trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ,…
Chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản không tốt như các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc.
Chất độc gốc môi trường : kim loại nặng, dioxin .
Biện pháp giải quyết
Về phía nhà nước: Tập chung xiết chặt hơn về quy định và luật ban hành, mạnh tay hơn với những trường hợp âm thầm, ngang nhiên vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Luôn có những biện pháp đổi mới để không chế toàn bộ nghiệp vụ an toàn thực phẩm.
Về phía cơ sở sản xuất : Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nông thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, cho nên đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa. Thực chất, không ít nhà sản xuất chăm chút quá nhiều đến lợi ích riêng của mình, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:
- Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo tiêu chuẩn chất lượng
đa công bố hoặc đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. - Không được sử dụng hoá chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hoá chất phụ gia không
có nguồn gốc rõ ràng. - Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo VSATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.
Về phía người tiêu dùng: Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như nhà quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng còn không ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý. Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến :
- Thương hiệu
- Thời hạn sử dụng
- Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng
Và trên hết là phải làm sao để chứng tỏ rằng người tiêu dùng là người quyết định chất lượng sản xuất đúng theo nghĩa khách hàng là thượng đế.
Kết luận chung
Vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay cần phải có sự chung tay và góp sức từ mỗi cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành nhà nước để đất nước ngày một phát triển tưới sáng hơn.
Author: congbotieuchuansanpham.vn