Doanh nghiệp cần phải biết: Căn cứ vào nghị định số 15/2018/NĐ-CP mới ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 thay thế cho nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định rằng: ” phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định ” bắt buộc phải thực hiện đăng ký công bố phụ gia thực phẩm.
Hồ sơ đăng ký công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu gồm
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấp phép kinh doanh;
- Thông số kỹ thuật sản phẩm (Specification);
- Nhãn sản phẩm;
- Nhãn phụ sản phẩm;
Thời gian thực hiện: 20 – 25 ngày.
Thực hiện công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu đơn giản không?
Nói dễ chỉ đối với doanh nghiệp đã có kinh nghiệm thực hiện thủ tục đăng ký công bố phụ gia thực phẩm nhập khẩu, còn doanh nghiệp nào làm lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm thì sẽ rất khó thực hiện bởi vì có 1 số giấy tờ yêu cầu phải biết làm thì mới thực hiện được.
IFOOD giới thiệu mô hình tư vấn trọn gói quá trình thực hiện thủ tục: kiểm nghiệm sản phẩm, công bố sản phẩm, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm,…
Tham khảo quy trình làm việc của IFOOD
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc tự công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Nghiên cứu và xem xét các tài liệu do khách hàng cung cấp để xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm theo quy chuẩn, tiêu chuẩn.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm (tối ưu chi phí và thơi gian xét nghiệm) , gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm
- Xây dựng và tối ưu hồ sơ tự công bố để không chỉ ra giấy phép tự công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí công bố tại Chi Cục VSATTP Việt Nam;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
Để tránh phát sinh chi phí sau hậu kiểm và những điều không mong muốn doanh nghiệp hãy liên hệ ngay ngay với chúng tôi qua số điện thoại hotline để biết thêm thông tin chi tiết.
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Website: ifoodvietnam.com | Email: [email protected] |