Bạn là cơ sở, doanh nghiệp mới mở trên thị trường Việt Nam? Bạn đang sản xuất kinh doanh nhưng lại chưa có giấy phép tự công bố / công bố thực phẩm? Tuy nhiên, bạn không biết làm thế nào để có được giấy phép này? Vậy hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.

Hướng dẫn công bố thực phẩm – sản phẩm theo quy định
Căn cứ vào các văn bản pháp lý sau
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Hướng dẫn thị hành 1 số điều luật An toàn thực phẩm.
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y Tế.
Công bố thực phẩm là gì? Tại sao phải công bố?
Công bố thực phẩm hay còn gọi là công bố sản phẩm mục đích của quá trình này là để chứng minh chất lượng hàng hóa và đảm bảo sức khỏe người dùng. Đồng thời công bố là để cơ quan chức năng giám sát, quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm.
Tại sao phải công bố sản phẩm?
- Luật ATTP số 55/2010/QH12 Quy định điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP cơ sở, doanh nghiệp trước khi sản xuất, nhập khẩu thực phẩm bắt buộc phải làm hồ sơ công bố, tự công bố sản phẩm.
- Để chứng minh chất lượng an toàn thực phẩm của hàng hóa đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường Việt Nam.
- Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Doanh nghiệp được gì khi công bố thực phẩm? Không công bố có bị sao không?
- Cơ sở, doanh nghiệp sẽ được Nhà Nước bảo vệ theo pháp luật.
- Hàng hóa được phép lưu thông trên toàn quốc tuân thủ các quy định của nhà nước.
- Cơ hội giao thương, phát triển thương hiệu nhanh chóng so với đối thủ cạnh tranh.
- Người tiêu dùng sẽ tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm của những cơ sở, doanh nghiệp có hàng hóa chất lượng và thương hiệu nổi tiếng vượt trội.
Chưa có giấy phép công bố thực phẩm đã lưu thông hàng hóa?
Hiện nay theo quy định từ Chính Phủ căn cứ vào Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Luật An toàn thực phẩm thì cơ sở, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính khi chưa có giấy phép công bố sản phẩm đã lưu thông, bày bán hàng hóa trên thị trường.
- Tìm hiểu các đơn vị vi phạm Luật an toàn thực phẩm bị xử phạt tại đây.
Trường hợp nặng hơn họ có thể bị buộc ngừng kinh doanh, và truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những thay đổi về công bố thực phẩm 2020
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 đã có 1 số thay đổi nhất định về thủ tục công bố, tự công bố thực phẩm.
Trước đây cơ sở, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký công bố hợp quy và công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhưng bắt đầu từ ngày 02 tháng 02 năm 2018 đã đã bị bãi bỏ thay vào đó là tự công bố và đăng ký công bố sản phẩm đối với các mặt hàng tương ứng như sau.
- Tự công bố sản phẩm nghĩa là cơ sở, doanh nghiệp được phép tự mình đăng ký thông tin, chất lượng của sản phẩm và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đã công bố là được, tức chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Phương pháp này bắt buộc doanh nghiệp phải có sự hiểu biết nhất định về các quy định liên quan để tránh rủi ro về pháp lý.
- Đăng ký công bố sản phẩm là cơ sở, doanh nghiệp phải đăng ký công bố tại cơ quan chức năng có thẩm quyền theo sự phân công trong nghị định 15/2018/NĐ-CP
Nhóm sản phẩm được phép tự công bố(Căn cứ chương II, Điều 4 Nghị định 15)
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định 15.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Nhóm sản phẩm cần đăng ký công bố(Căn cứ chương III, Điều 6 Nghị định 15)
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
- Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định theo thông tu 24/2019/TT-BYT.
Thủ tục công bố thực phẩm theo đúng quy định
Chương II, Điều 5: Hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Nhãn sản phẩm hoặc hình ảnh chụp nhãn sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm
Chương III, Điều 7: Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm gồm
Lưu ý: Đăng ký công bố thực phẩm được chia làm 2 nhánh: Thực phẩm nhập khẩu, Thực phẩm trong nước.
Bài viết liên quan
Hồ sơ công bố thực phẩm nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Hồ sơ công bố thực phẩm trong nước
- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Những lưu ý khi công bố thực phẩm
- Thành phần là các nguyên liệu tạo ra sản phẩm kể cả chất phụ gia, trường hợp tên thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc ghi định lượng, ghi thành pần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần, phải ghi từ thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng, nếu là phụ gia phải ghi tên nhóm chất, tên chất hoặc mã sớ quốc tế INS (nếu có), trường hợp là hương, chất tạo ngọt, màu thì phải ghi nhóm hương liệu, chất lại ngọt, tạo mãu, ghi tên chất nếu có có ghi chất đó là tự nhiên, giống tự nhiên, tổng hợp hay nhân tạo.
- Xem xét kỹ thông tin cung cấp trong hồ sơ trước khi tiến hành tự công bố / công bố để tránh những sai sót đáng tiếc.
- Trước khi công bố thực phẩm cơ sở, doanh nghiệp cần phải xét nghiệm sản phẩm trước nếu chưa có phiếu kết quả kiểm nghiệm.
- Nhãn chính sản phẩm: doanh nghiệp cần xây dựng nhãn chính sản phẩm theo đúng quy định để tránh những rủi ro không đáng có cụ thể: Nếu nhãn chính sai quy định thì siêu thị không cho vào hàng, cơ quan quản lý yêu cầu thu hồi tiêu hủy nhãn dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, uy tín và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường gây ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh
- Bắt đầu từ ngày 01 tháng 07 năm 2019 khi đăng ký công bố thực phẩm chức năng cơ sở, doanh nghiệp cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP).
Mô hình tư vấn công bố thực phẩm
IFood là đơn vị uy tín có nhiều năm kinh nghiệm giúp đỡ cơ sở, doanh nghiệp công bố thực phẩm nên chúng tôi rất rõ ràng những khó khăn trong quá trình công bố đó là gì.
Chính vì vậy…
IFood đã triển khai dịch vụ công bố, tự công bố thực phẩm như sau:
- Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và các khía cạnh pháp luật khác liên quan đến việc công bố tại Việt Nam. Đặc biệt là các quy định về kiểm nghiệm, xây dựng hồ sơ, nội dung nhãn. Các thủ tục liên quan đến hải quan và lưu thông hàng trên thị trường.
- Tư vấn chi tiết về tính hợp pháp và hợp lệ của từng tài liệu cũng như việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tài liệu đó.
- Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Xây dựng chỉ tiêu xét nghiệm (tối ưu thời gian và chi phí xét nghiệm), gửi mẫu và nhận kết quả xét nghiệm.
- Xây dựng và tối ưu hồ sơ công bố để không chỉ ra giấy phép Công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này (tối ưu cho xuất-nhập khẩu sản phẩm, dễ thay đổi bao bì- nhãn sản phẩm…).
- Đại diện doanh nghiệp, nộp hồ sơ và đóng phí Công bố tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình ra giấy phép.
- Nhận giấy chứng nhận và hồ sơ đã được xác nhận và gửi cho khách hàng.
Thời gian thực hiện
- Công bố sản phẩm: 20 – 30 ngày.
- Tự công bố sản phẩm: 03 – 07 ngày.
Với khẩu hiệu Nhanh – Chính xác – Tiết Kiệm – Hậu Mãi hãy liên hệ với IFood qua số điện thoại hotline để được các Chuyên gia với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm hỗ trợ và tư vấn miễn phí trước khi chính thức ký hợp đồng ủy quyền.
Khách hàng họ nói gì về IFood
Vậy còn lý do gì khiến bạn không liên hệ với IFood.
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Website: ifoodvietnam.com | Email: [email protected] |