TẤT CẢ THÔNG TIN VỀ CÔNG BỐ THỰC PHẨM THƯỜNG
Tất cả các thực phẩm được dùng để cung cấp năng lượng vào cơ thể dùng cho mọi đối tượng, không có công dụng, ảnh hưởng đặc biệt với sức khỏe và không có cách sử dụng đặc biệt nào. Ví dụ như bánh kẹo, gạo, thịt heo,… Được gọi là thực phẩm thường. Để lưu thông rộng rãi trên thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải tự công bố thực phẩm thường.
Phân loại tự công bố thực phẩm thường
Luật an toàn thực phẩm Việt Nam phân loại thực phẩm thường thành 2 nhóm dựa vào nguồn gốc xuất xứ sản phẩm : tự công bố thực phẩm thường nhập khẩu và tự công bố thực phẩm thường sản xuất trong nước.
Căn cứ hệ thống pháp lý Việt Nam về vấn đề an toàn thực phẩm:
- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm
- Thông tư 19/2012/TT-BYT hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
IFOOD tư vấn cụ thể những vướn mắc của khách hàng về tự công bố thực phẩm thường dưới đây bao gồm hồ sơ tự công bố thực phẩm thường nhập khẩu và sản xuất trong nước như thế nào ? quy trình tự công bố thực phẩm thường chuẩn ra sao ?, thời gian công bố tiêu chuẩn sản phẩm bao lâu có kết quả ?,…
Hồ sơ tự công bố thực phẩm thường
Xem tiếp
Hồ sơ tự công bố thực phẩm thường
- Bản tự công bố thực phẩm MẪU-SỐ-1-NGHỊ-ĐỊNH-152018NĐ-CP
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng cấp tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 do Bộ Y tế chỉ định;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. (Loại giấy phép này phải có đầy đủ thông tin về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất sản phẩm dự kiến xin công bố.
- Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm.
- Certificate of analysis ( CA)- Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định. (Thực phẩm thường nhập khẩu)
Quy trình công bố thực phẩm thường tại IFOOD
Bước 1: Tư vấn những thông tin cần thiết về tự công bố thực phẩm thường
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
- Hỗ trợ điều hướng doanh nghiệp thực hiện đúng luật an toàn thực phẩm để đảm bảo kết quả công bố đúng theo yêu cầu của Bộ Y Tế.
- Tối ưu hồ sơ đầy đủ, hợp pháp. Khi phát sinh thiếu sót hồ sơ, IFOOD hỗ trợ bổ sung với các dịch vụ mở rộng toàn diện bao gồm kiểm nghiệm thực phẩm, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, mã vạch,….
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng đảm bảo tính lâu dài, vận hành tốt trong tương lai.
Bước 3: Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính
Bước 4: Thông báo thời gian có kết quả tự công bố thực phẩm
- Xác định thời gian có kết quả cho doanh nghiệp
- Đồng hành cùng doanh nghiệp khiếu nại hoặc bổ sung thêm hồ sơ nếu như kết quả bị trả lại (trường hợp này rất ít)
Thời gian có kết quả tự công bố thực phẩm thường tại IFOOD
- Công bố sản phẩm : 03 Ngày làm việc
- Kiểm nghiệm sản phẩm : 07 – 10 Ngày làm việc
Thời hạn hiệu lực của giấy công bố thực phẩm thường là 3 năm. Nếu sau 3 năm, doanh nghiệp vẫn còn muốn sản phẩm bán trên thị trường phải thực hiện tự công bố thực phẩm lại theo quy định.
Những giá trị nhận được khi tự công bố thực phẩm thường tại IFOOD
- Chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất
- Được quảng cáo miễn phí 100% trên diễn đàn thực phẩm, nơi có hàng ngàn cơ hội hợp tác cùng phát triển.
- Được tư vấn tận tình mở rộng gói dịch vụ, không chỉ riêng tự công bố thực phẩm thường mà còn công bố thực phẩm chức năng, khóa đào tạo vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm sản phẩm,…
- Được hỗ trợ bán hàng ngay tại công ty IFOOD,…