Tiêu chuẩn cơ sở rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn của nước ta chỉ có hai cấp là tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở. Một tổ chức sản xuất kinh doanh tối thiểu phải có tiêu chuẩn cơ sở trong khi chưa áp dụng được tiêu chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tiêu chuẩn cơ sở giúp doanh nghiệp có căn cứ pháp lý để thực hiện sản xuất kinh doanh. Khi một tổ chức sản xuất dựa trên tiêu chuẩn cơ sở do mình xây dựng, tổ chức sẽ kiểm soát sản phẩm một cách cụ thể, dễ dàng cho việc tiếp cận sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn, phát hiện sai lỗi có căn cứ và bảo đảm độ tin cậy cho khách hàng; giúp khách hàng dễ dàng làm quen với sản phẩm và giảm khối lượng công việc trao đổi với khách hàng.
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng trên 4 phương pháp:
Thứ nhất, doanh nghiệp tự xây dựng dựa vào kết quả thử nghiệm của tổ chức. Phương pháp này được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Ưu điểm của nó là tiêu chuẩn thực tế, dễ hiểu, dễ áp dụng nhưng mất thời gian và chi phí thử nghiệm mẫu. Để thực hiện được việc này, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nghiên cứu, phát triển sản phẩm kết hợp với việc đưa các mẫu sản phẩm đi thử nghiệm để có kết quả xác thực, từ đó có các thông số cụ thể để xây dựng tiêu chuẩn.
Thứ hai, xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế. Phương pháp này dễ làm nhưng đôi khi không thực tế. Khi một tổ chức sử dụng một trong các tiêu chuẩn trên làm tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ của mình, tổ chức phải cố gắng đáp ứng các tiêu chí của các tiêu chuẩn trên. Điều này khó có thể thực hiện do hạn chế về năng lực và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn trên sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được vị thế của mình trên thương trường.
Thứ ba, xây dựng dựa trên việc tham khảo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài. Tiêu chuẩn xây dựng theo phương thức này có thể làm khác với tiêu chuẩn quốc gia, tiết kiệm chi phí nhưng phải có người am hiểu về lĩnh vực chuyên môn. Đây là phương pháp tương đối phổ biến, phương pháp này cần sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đòi hỏi tổ chức có chuyên gia sâu trong lĩnh vực của mình.
Thứ tư, trong trường hợp không thể áp dụng được một trong ba phương pháp trên, tổ chức có thể thuê các tổ chức bên ngoài xây dựng tiêu chuẩn cơ sở giúp mình. Hiện nay có rất nhiều các tổ chức khoa học và công nghệ chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn trong đó có tư vấn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở. Việc làm này có ưu điểm là không mất thời gian nhưng chi phí tốn kém và doanh nghiệp có thể không tự hiểu được tiêu chuẩn của mình.
Việc công bố tiêu chuẩn cơ sở được thực hiện theo phương thức tự nguyện thông qua báo đài, ghi trên nhãn sản phẩm hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.
Do tính chất tự nguyện, hiện nay nhiều doanh nghiệp bỏ qua việc công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm của mình. Một số doanh nghiệp cho rằng không có công bố tiêu chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền có nghĩa là doanh nghiệp sản xuất không cần tiêu chuẩn. Điều này khiến doanh nghiệp vô tình vi phạm pháp luật vì sản phẩm sản xuất ra phải dựa trên tiêu chuẩn áp dụng.
Công Ty TNHH Phát Triển Thực Phẩm IFOOD Việt Nam
Địa chỉ: 470 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM | Điện Thoại: (028) 6682 7330 - (028) 6682 7350 |
Hotline Tư Vấn CGCN: 0942 661 626 (Mrs Hạnh) | |
Hotline Tư Vấn ATTP: 0918 828 875 (Mr Mạnh) | Hotline Tư Vấn CBSP: 0909 898 783 (Mr Hải) |
Website: ifoodvietnam.com | Email: [email protected] |